Cây cối trong rừng giao tiếp với nhau thông qua các mạng lưới ngầm được tạo hình và hỗ trợ bởi các loại nấm ngoại sinh. Liệu còn bí mật nào nữa không? Cùng Quang Cảnh Xanh tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Cho dù chúng ta không thể nghe thấy, nhưng thực ra cây cối đang thì thầm với nhau đấy.
Chính trong thế giới dưới lòng đất, cây cối có thể cảnh báo nhau về những nguy hiểm sắp xảy ra, chăm sóc những người hàng xóm bị bệnh và gửi thức ăn cho nhau. Năm 1997, tạp chí Nature vào tháng 8 với tiêu đề “Mạng lưới toàn gỗ”, đã công bố phát hiện rằng các loài cây trong tự nhiên có thể nói chuyện qua lại với nhau. Điều này đã trở thành một tin lớn và truyền cảm hứng cho các nhà khoa học để khám phá thêm về web truyền thông này.
Ngay cả khi một cái cây bị gãy đổ trong rừng và không có ai xung quanh, cây vẫn tạo ra âm thanh
Hàng triệu vi khuẩn được tìm thấy trong đất, và cũng giống như hệ vi sinh vật của con người, có thể gây ảnh hưởng - tích cực và tiêu cực - đến sức khỏe của hệ sinh thái. Gần như tất cả thực vật trên cạn — khoảng 90% — có mối quan hệ cộng sinh lâu đời với nấm. Những cây được tìm thấy ở vùng ôn đới có xu hướng kết hợp với nấm ngoại sinh. Bằng cách quấn quanh rễ cây, những loại nấm này có mối quan hệ khá mật thiết với vật chủ. Trong nhiều trường hợp, nấm kết nối rễ của các cây lân cận để tạo thành mạng lưới nấm rễ chung. Giống như các sợi cáp đi kèm, các mạng lưới rễ này cho phép các cây lân cận cùng loại hoặc cây khác loài có thể “trò chuyện” với nhau. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2009 đã mô tả một mạng lưới nấm len lỏi khắp một khu rừng với khoảng cách xa tới 20 mét.
Tất cả những tín hiệu bí mật này xảy ra dưới lòng đất cũng tương tự như cách thực vật giao tiếp trên mặt đất. Thực vật tiết ra các chất hóa học trong không khí để cảnh báo những người hàng xóm của chúng về những mối đe dọa và nguy hiểm sắp xảy ra. Vì vậy, ngay cả khi một cái cây rơi trong rừng và không có con người ở xung quanh, nó vẫn tạo ra âm thanh. Các loài nấm trên hay dưới mặt đất luôn lắng nghe, và sẽ luôn như vậy.
Nguồn: DAILY.JSROR.